(Soha.vn) - Xỏ khuyên với các thiết bị không được vô trùng hoặc không giữ vệ sinh vùng xỏ khuyên đúng cách có thể dẫn tới nhiễm trùng mãn tính.
Khi được thực hiện trong một môi trường chuyên nghiệp và đảm bảo vệ sinh, xỏ khuyên khá an toàn. Tuy nhiên, nếu thiết bị xỏ khuyên không được khử trùng, teen sẽ có nguy cơ mắc các bệnh truyền qua đường máu, bao gồm: Viêm gan B, viêm gan C, uốn ván, HIV
Ngay cả trong môi trường vô trùng, vẫn có 1 số nguy hiểm có thể xảy ra như: Nhiễm trùng mãn tính, dị ứng da, bệnh áp-xe, sưng hoặc tổn hại dây thần kinh, chảy máu kéo dài
Nói chung, teen nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi xỏ khuyên, nhất là trong trường hợp bạn: Mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệ miễn dịch kém, đang dùng thuốc chứa steroid hoặc thuốc làm loãng máu, đang có thai.
2. Nên đi xỏ khuyên ở đâu?
Môi trường vô trùng là yếu tố quan trọng cần được cân nhắc hàng đầu khi chọn dịch vụ xỏ khuyên.
Dưới đây là một số lưu ý nhỏ giúp teen chọn được một địa điểm xỏ khuyên an toàn:
- Liên hệ với bác sĩ. Một số phòng bệnh tư có cung cấp dịch vụ xỏ khuyên tai.
- Tìm đến các cửa hàng xỏ khuyên đã được cấp giấy phép.
- Tránh xa những cửa hàng sử dụng súng bấm lỗ chưa được vô trùng.
Tuyệt đối không :
- Tự xỏ khuyên hoặc nhờ bạn bè xỏ khuyên.
- Xỏ khuyên tại một cửa hàng nhìn không sạch sẽ, khiến bạn không cảm thấy thoải mái hoặc né tránh các câu hỏi của bạn,
3. Cách nhận biết cửa hàng xỏ khuyên an toàn và vô trùng?
Teen có thể để ý các điểm sau để đánh giá độ an toàn của cửa hàng xỏ khuyên:
- Nhân viên xỏ khuyên rửa tay bằng xà phòng sát trùng trước khi phục vụ bạn.
- Họ đeo găng dùng một lần và phải là găng mới lấy ra khỏi hộp.
- Cửa hàng được quét dọn sạch sẽ.
- Họ sử dụng nồi hấp tiệt trùng (một loại máy tiệt trùng đặc biệt).
- Thiết bị này được vô trùng hoặc là loại chỉ dùng một lần.
- Kim xỏ khuyên phải mới và được bỏ riêng sau khi đã sử dụng.
4. Nên dùng súng xỏ khuyên hay châm kim?
Kim xỏ khuyên được đánh giá là sạch và an toàn hơn dùng súng.
Súng xỏ khuyên chỉ an toàn khi là loại dùng 1 lần hoặc đã được khử trùng kỹ. Teen chỉ nên chọn dịch vụ này nếu muốn bấm khuyên tai bởi chúng còn có thể gây tổn hại các mô trên da nhiều hơn khi sử dụng kim.
5. Lỗ khuyên mất bao lâu mới lành lại?
Khoảng thời gian này còn phụ thuộc vào vị trí xỏ khuyên trên cơ thể bạn. Thông thường:
- Xỏ khuyên ở dái tai: 6-8 tuần.
- Xỏ khuyên ở sụn tai: 4 tháng – 1 năm.
- Xỏ khuyên ở lông mày: 6-8 tuần.
- Lỗ mũi: 2-4 tháng
- Vách mũi: 6-8 tháng.
- Lưỡi: 4 tuần.
- Môi: 2-3 tháng.
- Rốn: 4 tháng-1 năm.
Nhớ là nếu bạn xỏ khuyên trong miệng hay môi, chiếc khuyến có thể khiến răng bị nứt, vỡ hoặc nướu răng bị thụt lại. Đây cũng là 2 vị trí xỏ khuyên khiến teen dễ bị nhiễm trùng hơn.
6. Chăm sóc vùng xỏ khuyên thế nào?
Nên:
- Rửa sạch tay trước khi làm sạch vùng xỏ khuyên.
- Làm sạch vùng xỏ khuyên bằng xà phòng tiệt trùng.
- Ngâm vùng xỏ khuyên vào nước muối.
- Vệ sinh vùng xỏ khuyên bằng nước súc miệng diệt khuẩn, không chứa cồn (dùng khi xỏ khuyên trong miệng và trên môi).
Không nên:
- Chạm tay thường xuyên vào vùng xỏ khuyên bởi điều này có thể gây kích ứng và dẫn tới nhiễm trùng.
- Sử dụng cồn hoặc hydrogen peroxide (hay oxy già) để vệ sinh vùng xỏ khuyên bởi nó chất này sẽ khiến da của bạn bị khô và làm hỏng các mô mới
- Bôi thuốc mỡ chứa kháng sinh lên vùng xỏ khuyên.
- Trang điểm trong quá trình lỗ khuyên đang lành (khi xỏ khuyên ở tai hoặc trên mặt).
- Mặc quần áo bó (khi xỏ khuyên trên thân người).
7. Điều gì sẽ xảy ra nếu lỗ khuyên bị nhiễm trùng?
Sau khi xỏ khuyên, teen có thể cảm thấy đau hoặc hơi sưng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì lỗ khuyên đã bị nhiễm trùng.
Bạn nên cẩn thận hơn khi xỏ khuyên trong miệng. Vi khuẩn trong miệng sẽ khiến nguy cơ nhiễm trùng tăng.
Hãy để mắt tới các dấu hiệu nhiễm trùng sau:
- Cảm giác đau không giảm sau 1-2 ngày.
- Đau và sưng bất thường ở vị trí xỏ khuyên.
- Tiết dịch màu vàng, có mùi khó chịu.
- Chảy máu kéo dài.
- Tấy đỏ nặng.
Nếu bạn cho rằng mình đã bị nhiễm trùng, tuyệt đối không:
- Tháo khuyên, bởi điều này sẽ khiến lỗ khuyên khéo lại, khu vực nhiễm trùng khó mà được xử lý.
- Đi khám để điều trị kịp thời.
8. Dấu hiệu khi bị mẫn cảm với kim loại?
Một số người mẫn cảm với trang sức bằng kim loại. Dấu hiệu phổ biến là:
- Tấy đỏ
- Cảm giác ngứa hoặc nóng rát khi vệ sinh vùng xỏ khuyên.
- Phát ban xung quanh vùng xỏ khuyên.
Để tránh tình trạng này, teen nen sử dụng trang sức làm từ kim loại không độc như: Thép không rỉ dùng trong phẫu thuật, vàng 14 hoặc 18 karat, Titanium, Niobium, Platinum.
theo Trí Thức Trẻ